Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Thầy thuốc vùng sâu, xa: Nỗi niềm ai tỏ!

Thầy thuốc vùng sâu, xa: Nỗi niềm ai tỏ!

Chiều 26-2, trong căn phòng lụp xụp vốn là trụ sở UBND xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, y sĩ Ksor Thuýk đang cấp thuốc cho một bệnh nhân. Ksor Thuýk mới về đây công tác được 1 năm sau khi đã làm việc hơn 10 năm tại Trạm Y tế xã Ia Tô, huyện Ia Grai.


“Tay không bắt bệnh”


“Ở xã Ia Tô, cơ sở đã thiếu thốn thế mà về đây còn khó khăn hơn nhiều, trong đó thiếu cả một số máy móc thiết yếu. Trụ sở thì dùng lại của UBND xã cũ nên không phù hợp với ngành y” - y sĩ Ksor Thúyk nói.



Trạm Y tế xã Ia Grai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai sử dụng trụ sở UBND xã Ia Dêr nên không phù hợp với ngành y Ảnh: HOÀNG THANH


Trạm Y tế xã Ia Grai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai sử dụng trụ sở UBND xã Ia Dêr nên không phù hợp với ngành y Ảnh: HOÀNG THANH



Còn bác sĩ (BS) Lộc Đăng Sao - Trạm Y tế xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An - đã công tác 18 năm ở trạm y tế tuyến xã. Ngày mới về trạm y tế xã nhận công tác, trạm chỉ có mấy người trong khi địa bàn rộng. Nhiều hôm BS Sao phải đạp xe, đi bộ hàng chục km đường núi mới tới được bản thăm, khám bệnh cho người dân. Xã nghèo, người dân còn vất vả nên cơ sở vật chất của trạm thiếu thốn đủ đường. Trạm chỉ có các dụng cụ y tế thông thường như dao kéo, bông băng... nhưng nhiều lúc phải điều trị cho những ca mổ đẻ, tai nạn chấn thương nặng. Nếu chuyển đến bệnh viện huyện cách đó 25 km, bệnh nhân có thể tử vong nên nhiều lúc các BS ở đây đành “tay không bắt bệnh”.



Khám bệnh cho người dân tại Trạm Y tế xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Ảnh: NGỌC DUNG


Khám bệnh cho người dân tại Trạm Y tế xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Ảnh: NGỌC DUNG



Công việc vất vả, lương thấp, vậy mà mới đây các y, BS ở Trạm Y tế xã Lạng Khê còn bị cắt giảm chế độ trợ cấp cho vùng đặc biệt khó khăn. “Trước đây, anh em được hưởng 70% chế độ trợ cấp cho vùng đặc biệt khó khăn, giờ không biết lý do gì mà chỉ còn 40%. Ở đây không có thêm bất kỳ khoản thu nào ngoài cả, tất cả đều nhìn vào đồng lương. Mình công tác 18 năm ở trạm, giờ lương và phụ cấp tổng cộng được hơn 7 triệu đồng/tháng” - BS Sao cho biết.


Trạm Y tế xã Phước Kim, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam nằm cheo leo trên một ngọn đồi. Khi chúng tôi đến, những cán bộ y tế đang chuẩn bị bữa ăn trưa sau chái bếp đã cũ. Sống giữa miền rừng núi hoang vu, mọi người góp gạo thổi cơm chung, đến cuối tuần mới thay phiên nhau xuống thị trấn thăm gia đình.


Hơn 20 năm gắn bó với xã nghèo này, bà Lê Thị Nhi, nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Phước Kim, là người công tác lâu nhất ở đây. “Tôi làm đã mấy chục năm ở vùng núi nhưng lương bổng thì chẳng được bao nhiêu lại không có tiền phụ cấp thâm niên gì cả” - bà Nhi tâm sự.


Bởi cơ sở vật chất ở trạm y tế xã còn thiếu thốn nên vào tháng 9-2014, sản phụ Hồ Thị Phơ (17 tuổi, ngụ xã Phước Kim) được đưa đến trạm trong tình trạng đau bụng chuyển dạ, huyết áp cao cộng với tiền sản giật, bà Nhi đã cùng gia đình đưa chị Phơ ra trung tâm y tế huyện bằng xe máy. Con đường từ xã Phước Kim về trung tâm huyện dài hơn 20 km vắng ngắt, khi xe lăn bánh lên dốc thì bất ngờ hết xăng, trong khi chị Phơ chuyển dạ đau dữ dội.


Chẳng còn cách nào khác, bà Nhi cùng chồng chị Phơ cõng sản phụ chạy bộ dưới cái nắng như thiêu như đốt. Cuối cùng, chị Phơ được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn nhưng đứa trẻ đã tử vong sau khi sinh. Đó là một kỷ niệm rất buồn trong cuộc đời làm nghề của bà Nhi.


Đỏ mắt tìm blouse trắng


Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có 743 BS và chỉ có 150 BS làm việc thường xuyên tại tuyến xã. Số xã có BS phục vụ chỉ đạt 70%. Lực lượng BS các tuyến xã chủ yếu là các BS theo học hệ chuyên tu, cử tuyển.


Ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, cho hay ngay cả tuyến huyện cũng khó thu hút các BS có trình độ ĐH chính quy, đặc biệt là các BS sau ĐH, chứ không nói đến tuyến xã. Nguyên nhân chính là do điều kiện cơ sở vật chất tại đây không đáp ứng được yêu cầu và thu nhập kém hấp dẫn. Mặc dù được tuyển thẳng về các cơ sở khám chưa bệnh, được hỗ trợ thêm 140% lương so với mức lương cơ bản nhưng các BS trình độ ĐH chính quy vẫn không mặn mà về công tác tại các xã vùng sâu của tỉnh.


Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cũng lo lắng khi các huyện miền núi ở tỉnh hiện vẫn thiếu các BS có trình độ chuyên môn cao. Năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về điều kiện ưu đãi để thu hút các BS giỏi về làm việc tại các cơ sở y tế công lập trong tỉnh. Theo đó, mỗi BS tình nguyện về tỉnh này làm việc sẽ được hỗ trợ từ 200-500 triệu đồng cùng nhiều chính sách ưu đãi về nhà ở. Dù vậy, vẫn khó thu hút được nhân lực. Một vấn đề bất cập hiện nay, theo ông Hai, là cán bộ y tế không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên.


Bộ Y tế thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ


Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao nhưng tại nhiều tỉnh, số lượng BS và nhân viên y tế vẫn còn thiếu nhiều. Theo Bộ Y tế, nhân lực y tế đang rất thiếu ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, ĐBSCL... Riêng ĐBSCL còn thiếu đến 3.048 BS và 655 dược sĩ ĐH. Tỉ lệ BS và dược sĩ có trình độ ĐH tại các tỉnh ĐBSCL hiện vẫn ở mức thấp so với cả nước, bình quân chỉ có 4,8 BS và 0,41 dược sĩ/10.000 dân. Những tỉnh có tỉ lệ thấp là Sóc Trăng chỉ đạt 3,7 BS/10.000 dân, Hậu Giang 4,05 BS/10.000 dân...


Bộ Y tế nhìn nhận chính sách đãi ngộ chưa thực sự thỏa đáng, chưa đủ sức thu hút và còn có sự bất hợp lý về thu nhập giữa các vùng miền, giữa các chuyên khoa. Bên cạnh đó, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, điều kiện làm việc cũng là rào cản lớn trong việc nâng cao chất lượng y tế ở các tỉnh miền núi.


Theo ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế, sắp tới đây, bộ sẽ chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Quyết định 14/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đẩy nhanh tiến độ đề án thí điểm “Ðưa BS trẻ tình nguyện về công tác tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”.


Bên cạnh đó, Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện hiệu quả các đề án “Bệnh viện vệ tinh” chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tỉnh; Ðề án 1816 chuyển giao các gói dịch vụ cho bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh... Ngoài ra, Thủ tướng vừa quyết định phân bổ 495,5 tỉ đồng cho Bộ Y tế và các địa phương để hỗ trợ các tỉnh miền núi khó khăn.


Với kết quả bước đầu của đề án đưa BS trẻ lên vùng cao, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tự tin rằng trong tương lai không xa, miền núi phía Bắc sẽ không thiếu BS. Trước mắt, Bộ Y tế sẽ huy động các nguồn kinh phí để xây dựng cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc 70 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia với tổng kinh phí 310 tỉ đồng (mỗi tỉnh 5 trạm); đồng thời, ban hành tiêu chí mới về trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đủ điều kiện cần thiết khám - chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe người dân. Ngoài ra, bộ sẽ ưu tiên các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cải tạo, xây mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế miền núi, cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân cũng như nâng cao năng lực y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu.


Bộ Y tế đã bắt đầu thí điểm đưa sinh viên y khoa tốt nghiệp loại khá, giỏi tình nguyện lên công tác tại vùng khó khăn. Thời gian công tác tối thiểu là 3 năm với nam và 2 năm với nữ. “Chúng tôi còn xây dựng đề án nghĩa vụ luân phiên đối với các BS tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Hy vọng rằng với 2 đề án này, chúng ta sẽ có những BS giỏi ở tuyến dưới, giúp bớt quá tải bệnh viện, người dân yên tâm hơn khi khám bệnh” - Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.



Chẳng có gì ngoài chiếc xe đạp!


BS Trần Văn Khanh (SN 1964; Trạm trưởng Trạm Y tế xã Phúc Đường, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) đã gắn bó 25 năm với miền núi để chăm lo, khám chữa bệnh cho người dân bản. Theo BS Khanh, thời trước làm ngành y đói quanh năm, lương chỉ có 45.000 đồng/tháng, nhiều năm còn được bà con dân bản trả bằng lúa. Với số tiền đó, không đủ cho BS Khanh trang trải cuộc sống hằng ngày chứ đứng nói gì tới vợ con. Bây giờ, nhắc đến chuyện lương bổng, ông cười cho biết mấy năm về nhà chẳng có gì ngoài chiếc xe đạp. Niềm vui lớn nhất của ông là được người dân quý mến bởi chính bàn tay của ông đã làm “bà đỡ” cho không biết bao nhiêu đứa trẻ ra đời.




Chủ trương đưa BS về cơ sở là đúng nhưng nếu chúng ta đưa BS về mà không đầu tư trang thiết bị y tế thì sẽ không phát huy được hiệu quả. BS làm việc trong điều kiện thiếu trang thiết bị, môi trường làm việc chưa bảo đảm thì kiến thức sẽ mai một theo thời gian”.


BS La Văn Liệu - Giám đốc Trung tâm y tế huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An



NGỌC DUNG - ĐỨC NGỌC - TUẤN MINH - QUANG VINH - HOÀNG THANH



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỆM ÚT CAO CẤP

dunlopillo ortho guard
DUNLOPILLO ORTHO GUARD ( 0FF 50% )
+ Nệm lò xo dunlopillo Ortho Guard cao 30cm, lò xo túi độc lập cao 17cm hỗ trợ tốt nhất cho những đường cong tự nhiên của cơ thể.
+ Cao su Talalay Dunlopillo làm giảm áp lực cho cơ thể và tạo sự thoải mái hoàn toàn.
+ Lớp đệm Polyester cao cấp với lớp cách li tuyệt hảo tạo sự thoải mái và lưu thông không khí
+ Cho cảm nhận tao nhã và thoải mái tối ưu....
Chi tiết...
nem cao su thien nhien standard
NỆM CAO SU VẠN THÀNH STANDARD
+ Nệm cao su vạn thành Standard với thành phần 100% mủ cao su thiên nhiên . Hoàn toàn không chứa cao su tổng hợp
+ Bằng công nghệ sản xuất hiện đại của Châu âu, mọi tạp chất gây dị ứng đã được tẩy khử ra khỏi bề mặt nệm, nên rất an toàn cho người sử dụng....
Chi tiết...
spring diamond
NỆM LÒ XO DUNLOPILO SPRING DIAMOND

cassaro standard
NỆM LÒ XO LIÊN Á CASSARO STANDARD

dunlopillo ortho guard
DUNLOPILLO ORTHO GUARD ( 0FF 50% )

nem bong ep chan gon
NỆM BÔNG ÉP EDENA CHẦN GÒN

nem bong edena
NỆM BÔNG ÉP EDENA

nem bong ep everon  ceramic
NỆM BÔNG ÉP EVERON CERAMIC

cotton tencel ed705
COTTON TENCEL ED705

cotton in ep1244
COTTON IN EP1244

cotton theu es1204
COTTON THÊU ES1204